11 bước để in hình lên ly sứ bằng công nghệ chuyển nhiệt

Làm thế nào để in hình lên ly sứ bằng công nghệ in chuyển nhiệt

Sau đây Tí Nị Shop xin trình bày 11 bước cơ bản để các bạn mới vào nghề có thể dễ dàng hiểu rõ hơn quy trình in hình trên ly.

Bước 1: Những vật dụng cần thiết

– Máy in phun, gợi ý máy in phun Epson T50, T60.
– 1 máy ép nhiệt khuôn ly.
– Xấp giấy in chuyển nhiệt.
– Băng keo chuyển nhiệt.
– Kéo.
– Phần mềm Ai hoặc Corel.

Bước 2: Thiết kế hình ảnh

Bạn nên thành thạo Photoshop, Ai, Corel và 1 số phần mềm chỉnh sửa ảnh. Tùy vào kích thước của ly sẽ có kích thước hình ảnh tương ứng. Các loại ly ở Việt Nam in chuyển nhiệt thường có hình trụ đứng, chiều cao khoảng 9cm, đường kính hơn 8cm 1 chút. Bạn nên thiết kế hình ảnh có kích thước 20cm x 8.5cm là vừa

Bước 3: Sử dụng Ai hoặc Corel để in file ảnh

Mở hình ảnh bằng Ai và bố trí hình ảnh đúng vị trí quy định. 1 tờ giấy A4 có thể in được 3 ảnh 20×8.5 cm

Bước 4: Sẵn sàng in tác phẩm của mình

Giấy chuyển nhiệt hay còn gọi là giấy không thấm mực, có rất nhiều loại trên thị trường, đối với các men ly không quá bóng thì có thể in bằng loại giấy bình thường 80% hay 90%. Đối với loại ly có chất men quá bóng như Minh Long thì nên dùng loại giấy 100% khá là đắt.
Mực in cũng phải là loại mực đặc biệt: Mực chuyển nhiệt, nên chọn loại mực tốt đừng ham rẻ mà mực làm tắt và hư đầu phun.
Lưu ý, nên chọn chế độ in ảnh đẹp nhất, in chậm để nét mịn và đẹp hơn. Đồng thời chọn chế độ in ngược, vì sau này chúng ta sẽ ép hình lên ly, ngược của ngược là thuận.

 Bước 5: In ảnh lên giấy chuyển nhiệt bằng máy in phun

Bạn đừng quá bất ngờ khi thấy chất lượng bản in khá là kém chất lượng, màu xuống tông 1 cách rõ rệt. Tất cả bản in chuyển nhiệt đều sẽ như thế này. Sau khi gặp nhiệt độ mực in sẽ biến thành tông màu chuẩn hơn. Chất lượng đạt được tầm 90% so với hình ảnh thực tế trên máy.

 Bước 6: Cắt bản in bằng kéo hoặc dao rọc giấy

Ban đầu khi không quen bạn thiết kế có viên ảnh để cắt dễ hơn, tuy nhiên cũng vì thế mà bạn nên lưu ý nhớ cắt đường viền này kẻo nó sẽ in luôn vào thành phẩm làm cho kết quả không được như ý. Bạn nên cắt viền tầm 1mm. Sau này khi quen rồi bạn có thể không sử dụng đường viền nữa nhưng phải cắt khéo léo tránh làm méo mó sản phẩm.

Bước 7: Cố định giấy in lên ly

Bạn nên cắt đôi tờ giấy in ra nếu ly có độ cong, sau đó cố định 1 đầu bằng keo nhiệt, kéo căng và cố định đầu còn lại. Lưu ý nên chú ý không được để tờ giấy in xiên vẹo sẽ làm chiếc ly mất đi tính thẩm mỹ, cố định giấy vào đúng nơi bạn muốn nó xuất hiện trên ly, tờ giấy không nên bị nhùng, nhăn sẽ làm tác phẩn không như ý muốn. Khuyến kích nên cắt khi in logo để logo được dán đối xứng qua tay cầm.
Nếu ly có hình trụ tương đối tương đồng giữa mặt trên và mặt dưới thì không cần thiết phải cắt đôi mà bạn có thể ngắm và cố định luôn mặt giấy.

Bước 8: Ép ly vào khuôn cho chặt nhưng với áp lực vừa phải

Chiếc khuôn ép nhiệt nào cũng có 1 bộ phận điều khiển để thay đổi kích thước ép khuôn vì mỗi loại ly có 1 đường kính khác nhau. Bạn nên điều chỉnh sao cho khuôn giữ và ép chặt được ly vào giấy in với áp lực vừa phải, ko được lỏng lẻo cũng như không nên chặt quá.

Bước 9: Điều chỉnh nhiệt độ và bộ đếm thời gian

Nhiệt độ ép ly rơi vào khoảng từ 180 – 204 độ C.
Thời gian bộ đếm khoảng 60 – 100 giây kể từ khi đạt nhiệt độ ép ly.
Trên thị trường hiện có 2 loại máy có bộ đếm khác nhau: tự động và không tự động.
Tự động nghĩa là khi máy đạt nhiệt độ ép ly thì bộ đếm tự tự kích hoạt đếm ngược thời gian.
Loại không tự động thì bạn phải canh nhiệt độ máy đến đúng nhiệt độ ép ly mới nhấn nút kích hoạt bộ đếm.

Bước 10: gỡ giấy in ra khỏi ly và chiêm ngưỡng thành quả

 Đừng xem nhẹ bước này nhé, sau khi bạn lấy ly ra khỏi khuôn, bạn nên tháo ngay băng keo và giấy ra khỏi ly. Tại sao tôi lại khuyên bạn tháo ngay? Bởi vì tuy đã tháo ra khỏi khuôn nhưng ly vẫn còn nhiệt độ khá nóng, ở nhiệt độ này mực in vẫn được truyền vào ly, nếu bạn không tháo ngay ra thì rất dễ gặp tình trạng giấy xục xịch vào tạo ra 1 bóng mờ của hình ảnh lên ly. Điều này cũng xảy ra khi bạn thiết lập bộ đếm thời gian quá lâu. Đây là 1 bài học kinh nghiệm mà tôi đúc kết sau khi in hàng ngàn chiếc ly khác nhau.

Bước 11: Nên để chiếc ly vừa in xong lên bề mặt chịu nhiệt.

Để ly nguội bớt rồi hãy sử dụng hoặc bỏ vào hộp giao cho khách hàng.
Nếu bạn đã làm 10 bước 1 cách chính xác thì cũng không nên lơ là bước thứ 11 vì theo kinh nghiệm cho thấy, ly nóng thì vẫn truyền mực in được,
Bài viết được tổng hợp và được rút ra từ kinh nghiệm của Tí Nị Shop, do đó nếu thấy hay mong bạn hãy comment hay like bài viết, nếu muốn copy về website của bạn vui lòng để nguồn.
Tí Nị Shop trân trọng cảm ơn.