Sử dụng 3 màu sắc để trang trí và được gắn với tên gọi Gốm Tam Thái, đặc trưng của loại gốm này là sử dụng 3 màu cơ bản đỏ, xanh, vàng trên nền men rạn cổ truyền của gốm sứ Bát Tràng. Đầu những năm 90 khi người Nhật sang hợp tác với làng nghề gốm Bát Tràng là thời gian dòng gốm này phát triển cực thịnh.
in hình trên ly
Gốm Tam Thái thường sử dụng các hoa văn lấy đề tài gần gũi thiên nhiên như: hoa phù dung, hoa cúc đây… và hoa cúc là hoa văn được vẽ nhiều hơn cả. Một phần lý do mà mà hoa cúc trở thành hoa văn được ưa chuộng trong Gốm Tam Thái là do người Nhật rất yêu thích loại hoa này
in hinh len ly
Kể cả người Việt cũng như người Nhật đều rất yêu thích Gốm Tam Thái với không gian lý tưởng là chiếc bàn gỗ mộc mạc thấy rõ cả vân gỗ không cần đánh bóng hay sơn phết và những chiếc cốc, cái chén, cái tô của gốm sứ Tam Thái được đặt trên đó giản dị và đẹp như lối sống của người Việt vậy
in hinh tren ly
Thời kỳ hưng thịnh của gốm sứ Tam Thái đã qua đơn đặt hàng từ người Nhật không còn nhiều như trước nữa những món đồ được sản xuất thưa dần và hầu như chỉ làm theo đơn đặt hàng của khách nước ngoài. Giờ đây gốm Tam Thái chỉ xuất hiện khiêm tốn ở những nơi bán gốm hay phòng trưng bày.
in hình lên ly
Nhưng vẫn còn nhiều người Việt cũng như du khách nước ngoài yêu thích điều cổ xưa, yêu thích sự đơn sơ mộc mạc vì vậy gốm Tam Thái vẫn có chỗ đứng của riêng mình.
in hình trên ly
Câu chuyện về gốm Tam Thái ngày hôm nay dường như đã khép lại, khép lại cùng với ký ức về người Nhật, kí ức về loài hoa cúc đỏ tươi trên nền gốm Bát Tràng nhưng bản thân tôi cũng như nhiều người yêu gốm khác vẫn mong có những con người trẻ sẽ viết tiếp câu chuyện về dòng gốm sứ này.
in hinh len ly
Tag: Gốm Tam Thái